Giỏ hàng

HOANG MANG VÌ BỊ VIÊM ÂM ĐẠO SAU KHI ĐẶT VÒNG: GIẢI QUYẾT LÀM SAO?

Bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, hầu hết đều tỏ ra hoang mang, lo lắng và không biết xử trí như thế nào? Phải làm sao để tránh bị viêm nhiễm khi đặt vòng? Cùng Nutramed tìm hiểu trong bài viết này biết rõ hơn nhé!

Nội dung chính trong bài

1 Vì sao phụ nữ dễ bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai?

2 Bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai có nguy hiểm không?

3 Vậy bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng phải xử trí làm sao?

4 Lưu ý khi đặt vòng tránh thai để tránh bị viêm âm đạo

Đặt vòng tránh thai là phương pháp được nhiều chị em sử dụng khi chưa muốn có em bé, thay vì sử dụng bao cao su hay uống thuốc tránh thai. Không những mang lại hiệu quả cao mà việc đặt vòng còn có tác dụng trong thời gian khá dài, khoảng 5 – 10 năm (nhưng các bác sĩ khuyến cáo nên tháo sau 3 – 5 năm để đảm bảo sức khỏe). Bên cạnh đó, khi đặt vòng tránh thai, phụ nữ cũng có thể đối mặt với những rủi ro nhất định, trong đó có hiện tượng bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai.

Nếu được đặt đúng cách và đúng loại vòng phù hợp, khả năng tránh thai có thể lên tới 95%

1. Vì sao phụ nữ dễ bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai?

  • Vòng tránh thai trước đây chủ yếu có hình vòng tròn nhưng hiện nay có nhiều loại hơn, chủ yếu là vòng hình chữ T, khi đặt cần đưa vào trong âm đạo. Vì vậy, nếu không cẩn thận, thực hiện mạnh tay hoặc đặt quá sâu có thể làm tổn thương “cô bé”, gây đau, viêm nhiễm.
  • Khi đặt vòng, vi khuẩn cũng có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo thông qua dụng cụ y tế, thao tác của bác sĩ, đặc biệt khi chưa rửa tay sạch sẽ hoặc không dùng găng tay y tế chuyên dụng.
  • Phụ nữ đặt vòng tránh thai cũng có nguy cơ bị viêm âm đạo cao hơn do khi đặt vòng, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng kín sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi, tấn công gây bệnh.
  • Nội tiết tố thay đổi do tác dụng của vòng tránh thai cũng làm mất cân bằng độ pH âm đạo, gây viêm nhiễm.
  • Ngoài ra, bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai còn có thể là do dị ứng với dây vòng., đặc biệt là  những người có cơ địa nhạy cảm. Để vòng càng lâu tình trạng viêm nhiễm càng nặng.

Khi đặt vòng, vi khuẩn cũng có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo thông qua dụng cụ y tế, thao tác của bác sĩ

2. Bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai có nguy hiểm không?

Bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai không những sẽ làm giảm hiệu quả tránh thai mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Viêm nhiễm từ âm đạo có thể lây lan sang các phần phụ khác: buồng trứng, tử cung… thậm chí để lâu ngày không chữa trị còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, là nguyên nhân gây vô sinh.

Đồng thời, chị em cũng gặp không ít rắc rối: vùng kín ra nhiều khí hư, bốc mùi khó chịu. Nhiều trường hợp còn bị đau bụng dưới, các cơn đau kéo dài liên tục, nhiều ngày, đau âm ỉ, thậm chí gây sốt thì cũng là do hậu quả của việc bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai.

3. Vậy bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng phải xử trí làm sao?

Phụ nữ bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể để được xử trí kịp thời:

  • Trường hợp viêm nhiễm nhẹ có thể được kê thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm để giảm khó chịu cho bệnh nhân. Sau đó vài ngày, nếu cơ thể thích ứng được với vòng tránh thai và không còn những biểu hiện ngứa ngáy thì không đáng lo ngại.
  • Ngược lại, nếu viêm nhiễm nặng, ngứa rát vùng kín, khí hư ra nhiều, kèm biểu hiện đau bụng dưới thì buộc phải tháo vòng và thực hiện tránh thai bằng phương pháp khác.

Phụ nữ bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể

4. Lưu ý khi đặt vòng tránh thai để tránh bị viêm âm đạo

  • Để tránh bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai, tốt nhất chị em nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để làm thủ thuật.
  • Trước khi đặt vòng cần chắc chắn dụng cụ y tế đã được khử trùng sạch sẽ.
  • Sau khi đặt vòng cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng.
  • Không vận động, làm việc nặng, không quan hệ quá sớm sau khi đặt vòng.
  • Khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để chắc chắn về tình hình sức khỏe của bản thân.

Kết luận: Bị viêm âm đạo sau khi đặt vòng không phải là hiện tượng hiếm gặp và hoàn toàn có thể xử lý, điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi thấy có những biểu hiện viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng kín sau khi đặt vòng thì chị em nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể, tránh để lâu ngày bệnh tình càng nặng, khó chữa.

Thành phần: 
  • Isoflavone (phytoestrogen)
  • Neem Oil (Azadirachta indica)
  • Tea Tree Oil
  • Majuphal (Quecus infectoria)
  • Kattha (Acacia catechu)
  • Baheda (Terminalia bellirica)
  • Harde (Terminalia chebula)
  • Amla (Emblica officinalis)
  • Sea Buckthorn oil
  • Hệ tá dược gel

Vagigel - Khẳng định sự khác biệt
  • Công nghệ tiên tiến Nhật Bản
  • Nhà máy đạt chuẩn WHO - GMP
  • Dược liệu sạch thu hái tại dãy Himalaya Ấn Độ

 

 

Vagigel sử dụng hiệu quả trong các trường hợp: 

  • Phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn, nấm, trùng roi hoặc hỗn hợp (Đặc biệt hiệu quả ở phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh bị viêm âm đạo do các liệu pháp kháng sinh chỉ giải quyết phần nhiễm khuẩn không giải quyết phần mất cân bằng hóc môn).
  • Phụ nữ bị khô âm đạo do nguyên nhân tiền mãn kinh.

Ngoài ra Vagigel còn có tac dụng săn chắc cơ âm đạo, săn khít vùng kín, giúp nữ giới tăng cường khả năng sinh lý nên phù hợp sử dụng ở phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc sau khi sinh con.

Cách sử dụng: 

  • Vệ sinh sạch vùng kín bằng nước chín pha với muối sạch
  • Lấy bao cao su, đeo vào ngón tay nào mà bạn cảm thấy thuận tiện để thực hiện việc bôi gel
  • Lấy một lượng gel dài khoảng 2,5cm xung quanh đầu ngón tay đã đi bao cao su.
  • Chọn tư thế bôi gel thích hợp (Có thể đứng gác một chân lên cao khoảng 40cm hoặc nằm kê mông hơi cao lên một chút bằng 1 chiếc gối mỏng, dựng 2 đầu gối lên).
  • Dùng ngón tay vừa bơm lượng gel đầy dần vào trong, đẩy từ từ nhẹ nhàng đến khi hết một ngón tay thì xoay nhẹ để bôi đều gel lên thành âm đạo.
  • Rút tay một cách nhẹ nhàng để gel không bị trào ngược ra ngoài và sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để ngăn gel chảy ra. Nói chung khuyến cáo sử dụng đúng thời điểm để tránh chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc trước một kỳ kinh

 

Facebook Youtube
backtotop hover