MẤT NGỦ, RỐI LOẠN GIẤC NGỦ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ
Mục lục
1. Mất ngủ – khó ngủ là bệnh gì?
2. Các dạng mất ngủ – Rối loạn giấc ngủ thường gặp
- Mất ngủ cấp tính
- Mất ngủ mãn tính
3. Nguyên nhân mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
4. Triệu chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
5. Tác hại của mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
6. Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh mất ngủ ghé thăm
7. Cách phòng tránh và điều trị bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
1. Mất ngủ – khó ngủ là bệnh gì?
Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Những người bị mất ngủ thường cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi thức dậy, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng, năng suất hoạt động trong cả ngày hôm đấy.
Mất ngủ ban đêm làm ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng ngày hôm sau
2. Các dạng mất ngủ – Rối loạn giấc ngủ thường gặp
Mất ngủ cấp tính
Đây là dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, xảy ra trong thời gian ngắn, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Mất ngủ cấp tính thường thấy nhất khi gặp căng thẳng quá mức. Hoặc do một số nguyên nhân khác như:
- Không gian môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như tiếng ồn hoặc ánh sáng.
- Lạ giường, ngủ ở khách sạn hoặc nhà mới.
- Đau mỏi, không thể tìm được một tư thế ngủ thoải mái.
- Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm mất ngủ.
- Mệt mỏi, bị bệnh.
- Chưa thích nghi được với sự thay đổi múi giờ.
Mất ngủ mãn tính
Là trạng thái rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ ít nhất ba ngày mỗi tuần, trong ít nhất một tháng. Mất ngủ mãn tính còn được chia nhỏ hơn thành thứ phát và nguyên phát.
- Nguyên phát: là mất ngủ vô căn do không có nguyên nhân rõ ràng hoặc bệnh lý tiềm ẩn.
- Thứ phát (phổ biến hơn): là do bệnh lý tâm thần hoặc bệnh thực thể.
Mất ngủ mãn tính có thể xuất phát do những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Bệnh mãn tính: tiểu đường, bệnh Parkinson, cường giáp, chứng ngưng thở khi ngủ.
- Bệnh lý tâm thần: lo lắng, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý.
- Tác dụng phụ thuốc: thuốc hóa trị, chống trầm cảm,…
- Dùng caffeine và các chất kích thích khác: rượu, nicotin hay các loại thuốc khác.
- Các yếu tố lối sống, bao gồm đi lại thường xuyên và lệch múi giời, làm việc theo ca, ngủ trưa.
3. Nguyên nhân mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
- Do mất cân bằng nội tiết tố nữ: Nội tiết tố nữ suy giảm (Bắt đầu ở tuổi 30, suy giảm mạnh ở tuổi 40 và chỉ còn 10% ở tuổi 50, thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh) là nguyên nhân gây mất ngủ ở nhiều phụ nữ. Giải thích điều này các chuyên gia cho biết: Khi estrogen suy giảm sẽ giảm serotonin (hormone đem đến cảm giác thoái mái, dễ chịu, ngủ ngon) từ đó làm cho người phụ nữ khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, tâm trạng bực bội thất thường, nổi cáu vô cớ. Không chỉ vậy, Estrogen giảm cũng khiến vùng dưới đồi hoạt động kém đi và có phản ứng nhiệt độ thất thường, khiến cơ thể lúc thì bốc nóng, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, lúc lại lạnh toát, tình trạng này gọi là bốc hỏa. Khi các cơn bốc hỏa xảy ra, khiến phụ nữ tỉnh giấc, khó chịu, khiến tình trạng mất ngủ càng trở nên trầm trọng.
Mất cân bằng nội tiết tố nữ theo thời gian làm gia tăng tình trạng mất ngủ.
- Do stress: những áp lực trong việc học tập, trong công việc, sức khỏe làm cho não bộ luôn hoạt động dẫn đến việc cơ thể khó mà ngủ được.
- Do lo lắng: Cũng giống như stress, lo lắng góp phần làm mất ngủ.
- Do thói quen ngủ không tốt: Cụ thể là ngủ thất thường, chơi game hay làm hoạt động thể chất kích thích ngay trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái.
- Do sử dụng chất kích thích: Caffeine, nicotine và rượu. Sử dụng những đồ uống này vào buổi chiều tối có thể làm cho bạn không thể ngủ vào buổi tối vì chúng ảnh hưởng đến não bộ.
- Do ăn quá no vào buổi tối: Ăn quá no vào buổi tối có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, tức bụng khi nằm xuống, gây khó khăn để ngủ. Những hệ quả khi ăn quá no trước khi đi ngủ có thể là ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản.
- Do nguyên nhân bệnh lý: Một số căn bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như đau mãn tính, khó thở hoặc tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc chống trầm cảm, corticoid, thuốc tăng huyết áp, hay một số loại thuốc khác có tác dụng phụ là mất ngủ.
- Do thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng, gây ra tình trạng thao thức trằn trọc khó ngủ. Tuy nhiên, khi thời tiết trở nên ổn định hơn thì giấc ngủ ngon cũng dễ dàng quay trở lại.
4. Triệu chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Triệu chứng đặc trưng nhất là cảm giác rất khó đi vào giấc ngủ, nằm mãi nhưng không có cảm giác buồn ngủ. Bên cạnh đó, còn có thêm những triệu chứng khác như:
- Thức dậy vào ban đêm.
- Thức dậy quá sớm.
- Bị mệt mỏi sau khi ngủ.
- Thèm ngủ vào ban ngày.
- Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu.
- Khó chú ý, tập trung làm nhiệm vụ, nhớ nhớ quên quên.
- Hay đâu đầu, căng thẳng.
- Khó chịu ở dạ dày và ruột.
5. Tác hại của mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Những tác hại từ nhẹ đến nghiêm trọng như:
- Mất tập trung: Mất ngủ làm cơ thể sẽ cảm thấy lơ đãng, mệt mỏi và mất tập trung vào mọi thứ làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày.
- Tăng cân: Mất ngủ khiến cho các bộ phận trong cơ thể không làm việc đúng nhiệm vụ nên lượng calo trong cơ thể không được tiêu hao, tích trữ lâu ngày tạo thành mỡ thừa.
- Tăng huyết áp: Khó ngủ nhưng cố gắng nằm trên giường, “ép” bản thân ngủ sẽ kích thích sự căng thẳng của hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe, nhất là những người trung niên, người cao tuổi.
- Suy giảm trí nhớ: Bộ não có nhiệm vụ thanh lọc, sắp xếp lại ký ức. Khi ngủ một số ký ức sẽ bị “xóa sổ” để chừa chỗ cho những điều quan trọng hơn cần ghi nhớ ở tương lai. Khi mất ngủ, bộ não không thể hoàn thành tốt chức năng. Về lâu về dài, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng hay nhớ nhớ quên quên, suy giảm trí nhớ.
- Da dẻ lão hóa: Mất ngủ khiến cơ thể tiết ra lượng cortisol làm phá vỡ các collagen có lợi cho làn da. Điều đó làm sản sinh nhiều mụn và nếp nhăn hơn. Điều này kéo dài khiến làn da bị lão hóa nhanh chóng. Chưa kể, còn khiến xuất hiện đôi mắt “gấu trúc” trên khuôn mặt.
- Gây rối loạn tâm lý, trầm cảm: Thiếu ngủ làm phát sinh sự căng thẳng thần kinh, dễ kích động, dễ tổn thương, suy nghĩ đi theo hướng tiêu cực.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính làm tăng nguy cơ tim mạch hơn người bình thường. Lý do là bởi hệ thần kinh giao cảm làm việc nhiều hơn, tác động lên các mạch máu, khiến chúng co lại, huyết áp tăng, trái tim phải gánh áp lực tương đối lớn.
- Tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường: Mất ngủ làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết, insulin được tiết ra với số lượng nhiều hơn nhằm ổn định đường huyết, điều này không có lợi cho tim mạch.
6. Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh mất ngủ ghé thăm
Theo khảo sát cho thấy, mất ngủ xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới vì phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi và dễ bị lo âu và trầm cảm. Ngoài ra, khi xét đến mức độ tuổi tác thì người trung và cao tuổi cũng sẽ dễ bị hơn. Bệnh này có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ vậy nên dù ở tuổi nào hay giới tính nào thì hãy phòng tránh bằng những cách sau đây nhé.
7. Cách phòng tránh và điều trị bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Một nguyên nhân có thể làm gia tăng và nghiêm trọng tình trạng mất ngủ đã được phân tích ở trên đó là suy giảm, rối loạn nội tiết tố nữ. Do vậy, để cải thiện tình trạng này, chị em nên cân bằng nội tiết tố nữ cho cơ thể. Khi nội tiết tố nữ được ổn định, nữ giới không chỉ giảm thiểu triệu chứng mất ngủ mà các biểu hiện như bốc hỏa, vã mồ hôi, đau mỏi xương khớp, cải thiện sinh lý, tăng cường vẻ đẹp cho làn da, mái tóc… cũng được cải thiện đáng kể.
Với mong muốn giữ gìn và phát huy hiệu quả các dược liệu thiên nhiên, hãng dược phẩm Nutramed đã nghiên cứu thành công sản phẩm POWERCAPS for women, có tác dụng cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Trên đây là những thông tin về chứng mất ngủ, cũng như các biện pháp chữa trị hiệu quả ngay tại nhà mà nhiều chị em đang tìm kiếm. Chúc chị em áp dụng thành công các biện pháp trên để sớm điều trị thành công và có những giấc ngủ trọn vẹn nhất.
| Thành phần chứa:
POWERCAPS for women sử dụng hiệu quả trong các trường hợp:
Liều lượng sử dụng: Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 viên, uống sau khi ăn 2 giờ hoặc theo chỉ định của bác sĩ. |