Giỏ hàng

XÉT NGHIỆM NỘI TIẾT TỐ NỮ GỒM NHỮNG GÌ, HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì? Để làm gì? Bao gồm những gì? Hết bao nhiêu tiền? Xét nghiệm thực hiện bằng cách như thế nào, vào ngày nào là tốt nhất? Trước khi đi có cần nhịn ăn không? Có vô vàn câu hỏi xoay quanh việc xét nghiệm nội tiết tố nữ cần được giải đáp.Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài 

1 Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì? Để làm gì?

2 Xét nghiệm nội tiết tố nữ bằng cách như thế nào?

3 Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào, vào ngày nào?

4 Trước khi xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không?

5 Xét nghiệm nội tiết tố bao gồm những gì?

6 Xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp có phải là xét nghiệm nội tiết tố nữ không?

7 Xét nghiệm nội tiết tố nữ ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì? Để làm gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc thực hiện một chuỗi các thủ thuật y tế để đánh giá tình trạng hoạt động, cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng, sự phát triển của nang noãn và rụng trứng. Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ có thể phát hiện ra chị em có bị rối loạn nội tiết tố hay không và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Xét nghiệm nội tiết tố là việc mà phụ nữ nên làm thường xuyên, định kỳ khoảng 1 – 2 lần/năm để chắc chắn rằng các chức năng của cơ thể, đặc biệt là chức năng sinh sản vẫn bình thường. Riêng đối với một số phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vòng kinh dài trên 35 ngày, người khó mang thai, phụ nữ cho trứng, phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm thì xét nghiệm nội tiết tố gần như là việc làm bắt buộc.

2. Xét nghiệm nội tiết tố nữ bằng cách như thế nào?

Đa phần người bệnh đều thắc mắc bác sĩ sẽ xét nghiệm nội tiết tố nữ bằng cách như thế nào, có giống như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu hay không. Trên thực tế, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm để đo lường nồng độ nội tiết tố thông qua huyết thanh hoặc máu.

Phần lớn xét nghiệm nội tiết tố nữ đều được thực hiện bằng cách lấy máu

3. Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào, vào ngày nào?

Nội tiết tố nữ của người phụ nữ không phải lúc nào cũng giống nhau mà thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, việc tìm hiểu xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào, vào ngày nào sẽ giúp người bệnh vừa tiết kiệm được thời gian đi lại, vừa có được kết quả chính xác nhất.

Trên thực tế, xét nghiệm nội tiết tố nữ được thực hiện vào nhiều ngày khác nhau:

  • Trong ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của vòng kinh: Thực hiện xét nghiệm chỉ sổ FSH và LH.
  • Trong ngày thứ 21 của vòng kinh 28 ngày: Thực hiện xét nghiệm chỉ số progesterone (PRG).
  • Xét nghiệm chỉ số prolactin, testosterone và estrogen có thể thực hiện ở bất kỳ ngày nào trong vòng kinh, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm.

窗体顶端

窗体底端

4. Trước khi xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không?

Thông thường khi đi xét nghiệm máu, người bệnh cần được chỉ định phải nhịn ăn buổi sáng, vì vậy việc chị em thắc mắc xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên theo lời khuyên của các bác sĩ, đi xét nghiệm nội tiết tố không cần thiết phải nhịn ăn sáng, đương nhiên là nếu như người bệnh vẫn chủ ý nhịn thì cũng không có vấn đề gì.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ không cần thiết phải nhịn ăn sáng như xét nghiệm máu thông thường

5. Xét nghiệm nội tiết tố bao gồm những gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm 7 xét nghiệm chính, đó là xét nghiệm chỉ số FSH, LH, testosterone, estrogen, prolactin, progesterone và AMH.

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ FSH

FSH là hormone của thùy trước tuyến yên, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của noãn bào, đồng thời kích thích bao noãn tiết estrogen.

Nếu nồng độ FSH cao có nghĩa là khả năng dự trữ buồng trứng thấp, nồng độ estrogen cao. Đây là một trong những căn cứ để xác định người phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ trả về nồng độ FSH từ 1,4–9,6 IU/L sẽ được cho là bình thường.

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ LH

Hormone LH được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên. Trong cơ thể người phụ nữ, LH có vai trò cực kỳ quan trọng khi làm chín noãn bào và giải phóng trứng. Sau khi trứng rụng, LH sẽ biến bao noãn thành thể vàng, sau đó từ thể vàng sẽ tiết ra progesterone.

Nếu nồng độ LH quá cao, quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, làm tăng khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ trả về nồng độ LH từ 0,8–26 IU/L sẽ được cho là bình thường.

Xét nghiệm nội tiết tố về nồng độ LH có thể xác định được tình trạng hoạt động bình thường của buồng trứng

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ Testosterone

Mặc dù được biết đến là hormone nam giới, nhưng testosterone cũng tồn tại một lượng nhỏ ở cơ thể nữ giới. Nó giúp người phụ nữ phát triển các cơ để cảm thấy khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng góp một phần nhỏ vào việc tăng sự nhạy cảm của xúc giác và thúc đẩy ham muốn.

Nếu nồng độ testosterone quá cao (trong ngưỡng của nam giới), người phụ nữ có nguy cơ cao bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác.

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ trả về nồng độ testosterone từ 15 – 70 mg/dL sẽ được cho là bình thường.

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ Estrogen

Xét nghiệm nội tiết tố nữ estrogen có ý nghĩa rất quan trọng vì estrogen chính là hormone không thể thiếu đối với người phụ nữ.

Estrogen được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng, nó quy định mọi đặc điểm hình thể như làn da mịn màng, những đường cong quyến rũ, giọng nói cao thánh thót và cả những vấn đề liên quan đến sinh sản như chu kỳ kinh nguyệt, độ ẩm ướt và đàn hồi của vùng kín…

Khi xét nghiệm nội tiết tố nữ Estrogen, người ta quan tâm nhiều đến nồng độ E2 (tức estradiol) vì đây là dạng phổ biến nhất của estrogen. Nếu nồng độ estradiol quá cao, người phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn cảm xúc, nhức đầu, rụng tóc và làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ trả về nồng độ estradiol từ 70–220 pmol/L hay 20–60 pg/mL sẽ được cho là bình thường.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ estrogen rất quan trọng đối với người phụ nữ

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ Prolactin

Prolactin được tiết ra từ tuyến yên, được biết đến là một hormone không thể thiếu cho sự tiết sữa. Prolactin có thể gây ức chế hormone sinh sản, ngăn cản sự rụng trứng. Vì vậy sau khi sinh, nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sự có mặt của một lượng lớn prolactin có thể giúp tránh thai một cách tự nhiên.

Tuy nhiên đối với người bình thường, nếu nồng độ prolactin quá cao, người phụ nữ rất dễ bị vô sinh.

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ trả về nồng độ prolactin từ 127 – 637µU/mL (ở phụ nữ không mang thai và không đang trong thời gian nuôi con) sẽ được cho là bình thường.

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ Progesterone

Xét nghiệm này dùng để xác định xem buồng trứng có phóng noãn hay không, vì vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng với chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Trong cơ thể, progesterone có tác dụng kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, kích thích sự phát triển của tuyến vú nhưng lại ức chế sự chín và rụng của trứng. Đối với phụ nữ mang thai, progesterone cần duy trì ở mức cao để bảo vệ thai nhi.

Nhưng đối với phụ nữ bình thường, nếu nồng độ progesterone quá cao có thể gây ra nhiều phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như đau ngực, mệt mỏi, trầm cảm, giảm ham muốn, khô âm đạo, mụn trứng cá. Sự mất cân bằng giữa progesterone và estrogen cũng sẽ làm đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt, ngăn cản sự rụng trứng, làm giảm tỉ lệ mang thai.

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ trả về nồng độ progesterone từ 5-20 ng/mL (đối với phụ nữ ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, không mang thai) sẽ được cho là bình thường.

Xét nghiệm nội tiết tố về nồng độ progesterone cũng để kiểm tra khả năng sinh sản

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ AMH

Xét nghiệm này được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Trong công tác chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, đây là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất hiện nay.

AMH là tên viết tắt của Anti-Mullerian Hormone – 1 loại hormone được tiết ra bởi nang tiền hốc và có hốc nhỏ dưới 4mm của buồng trứng. Trong cơ thể, AMH ổn định trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu AMH quá thấp, cơ thể phụ nữ sẽ đáp ứng kém với thuốc khi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Ngược lại nếu như AMH quá cao, phụ nữ có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ trả về nồng độ AMH từ 2 – 6,8 ng/ml sẽ được cho là bình thường.

6. Xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp có phải là xét nghiệm nội tiết tố nữ không?

Xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp không nằm trong chùm các xét nghiệm nội tiết tố nữ đơn thuần. Nó dùng để đánh giá nồng độ các hormone thyroxine, triiodothyronine. Hai hormone này có vai trò tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường hoạt động của tim, cơ quan sinh dục và tuyến sữa.

Khi tuyến giáp hoạt động không tốt, không chỉ các hoạt động bình thường của cơ thể bị ảnh hưởng mà khả năng sinh dục cũng suy giảm đáng kể. Vì vậy với những phụ nữ hiếm muộn, người ta cũng có thể thực hiện thêm xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp.

7. Xét nghiệm nội tiết tố nữ ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm nội tiết tố được thực hiện tại khoa nội tiết của phần lớn các bệnh viện. Về câu hỏi xét nghiệm nội tiết tố nữ ở đâu, người bệnh có thể đến một số bệnh viện lớn trên cả nước, chẳng hạn như Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nam học Và Hiếm muộn Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Không dễ để trả lời câu hỏi xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền, vì mỗi đơn vị sẽ có một bảng giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá tham khảo của một số bệnh viện:

Dịch vụ

Giá (đồng)

BV Nam học và Hiếm muộn HN

BV Nội tiết TW

BV Từ Dũ

BV Phụ sản TW

Xét nghiệm T3

(Triiodothyronine)

150.000

63.600

63.600

 

Xét nghiệm FT3
(Free Triiodothyroxine)

150.000

63.600

63.600

 

Xét nghiệm T4

(Thyroxin)

150.000

63.600

63.600

 

 

Xét nghiệm FT4 (Free thyoxine)

150.000

63.600

63.600

 

Xét nghiệm TSH (Thyrotropin)

150.000

63.600

58.300

 

Xét nghiệm LH

300.000

79.500

79.500

100.000

Xét nghiệm FSH

300.000

79.500

79.500

100.000

Xét nghiệm Estradiol

300.000

79.500

79.500

100.000

Định lượng Prolactin máu

 

74.200

74.200

80.000

Định lượng progesterone máu

 

79.500

79.500

100.000

Định lượng testosterone máu

 

92.200

92.200

100.000

Xét nghiệm Beta - HGG

 

 

84.800

84.000

Xét nghiệm HGG

 

 

 

22.000

Bảng giá xét nghiệm nội tiết tố nữ ở một số bệnh viện

Lưu ý: Bảng giá có thể thay đổi theo từng thời điểm (những ô còn trống là chưa cập nhật hoặc bệnh viện chưa cung cấp dịch vụ).

Trên đây là thông tin chi tiết về các thủ tục cũng như chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ để bạn đọc tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn đọc đừng ngại để lại câu hỏi ngay phía dưới bài viết để được tư vấn miễn phí nhé!

Trước khi quyết định đi xét nghiệm nội tiết, tại sao bạn không thử sử dụng sản phẩm POWERCAPS for women với chiết xuất 100% thiên nhiên - Giúp tăng cường ham muốn tình dục, cân bằng hormone sinh dục nữ estrogen giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, khô hạn, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt”.

  • Nghiên cứu bởi hãng dược phẩm Nutramed Science Corporation - Canada
  • Nhà máy liên doanh với Medinej - USA và đạt chuẩn GMP - WHO
  • Các chỉ tiêu chất lượng đạt tiêu chuẩn của hãng dược phẩm Nutramed

 

 

 

 Thành phần chứa: 

  • Soy extract (Chiết xuất mầm đậu nành)
  • Black cohosh extract (Chiết xuất thiên ma)
  • Vitex agnus-catus extract (Chiết xuất cây trinh nữ)
  • Dioscorea villosa extract (Chiết xuất khoai mỡ Mexico)
  • Turnera diffusa extract (Chiết xuất cây tráng dương)
  • Lepidium meyenii extract (Chiết xuất Maca)
  • Tá dược vừa đủ 1 viên

 POWERCAPS for women sử dụng hiệu quả trong các trường hợp:

  • Phụ nữ giảm ham muốn, lãnh cảm
  • Phụ nữ với các hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt
  • Phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố nữ, mãn kinh, tiền mãn kinh với các triệu chứng: Chóng mặt, mất ngủ, cơn bốc hỏa, suy giảm sinh lý nữ, da khô sạm.

Liều lượng sử dụng: 

Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 viên, uống sau khi ăn 2 giờ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Facebook Youtube
backtotop hover